Nhiệt độ cơ thể có ảnh hưởng lớn đến tình trạng sức khỏe của con người. Chính vì vậy bạn cần biết nhiệt độ như thế nào là bình thường và như thế nào là bất thường.

I. Nhiệt độ chuẩn của cơ thể là bao nhiêu?

Nhiều người vẫn nghĩ nhiệt độ chuẩn cơ thể người bình thường là 37 độ C. Tuy nhiên không phải lúc nào cơ thể của chúng ta cũng duy trì nhiệt độ ở 37 độ C đâu.

Đó là lý do vì sao khi bạn dùng kẹp nhiệt độ lại thấy nhiệt độ cơ thể chỉ dưới 37 độ C. Và có những khi sốt nóng nhưng nhiệt độ cũng chỉ hơn 37độ C chút xíu.

nhiệt độ cơ thể chuẩn con người

Bản chất con người là động vật hằng nhiệt, có khả năng điều hòa thân nhiệt và thích nghi với môi trường sống. Chúng ta thường điều hòa nhiệt độ trung tâm của cơ thể trong khoảng từ 36,5 độ C đến 37,1 độ C. Nhiệt độ trung bình khoảng 36,8 độ C.

Vì vậy khi đo nhiệt độ mà bạn thấy nhiệt độ cơ thể dưới 37 độ C một chút thì không phải là kẹp nhiệt độ hư đâu.

II. Nhiệt độ như thế nào là bất thường?

Khi thấy cơ thể nóng bừng, người mệt mỏi, khó chịu thì bạn sẽ thấy được sự thay đổi rõ rệt của nhiệt độ cơ thể hay là dấu hiệu của sốt.

nhiệt độ cơ thể con người

Nhiệt độ bất thường của người lớn như sau:

  • Nhiệt độ trong miệng lớn hơn 37,5 độ C.
  • Nhiệt độ trong tai lớn hơn 38,1 độ C.
  • Nhiệt độ trong hậu môn lớn hơn 37,6 độ C.
  • Nhiệt độ trung tâm 37,8 độ C.

Nhiệt độ bất thường của trẻ em:

  • Nhiệt độ ở hậu môn lớn hơn 38 độ C.
  • Nhiệt độ trong tai lớn hơn 38 độ C.
  • Nhiệt độ trung tâm lớn hơn 37,8 độ C.

III. Sự thật về nhiệt độ cơ thể con người?

Thực ra mỗi thân nhiệt lại có một nhiệt độ trung bình khác nhau. Nhiệt độ của trẻ em cao hơn người lớn và nhiệt độ của nữ giới cao hơn nam giới.

Nhiệt độ cơ thể có thể thay đổi theo vào thời điểm trong một ngày. Nhiệt độ lên cao nhất vào nửa buổi chiều và thấp nhất vào sáng sớm và khi đang ngủ.

=> Cần lưu ý đến sự thay đổi nhiệt độ ở trẻ em và người già.

IV. CÁC YẾU TỐ GÂY ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHIỆT ĐỘ CƠ THỂ

1. Độ tuổi

Độ tuổi là một trong những yếu tố có ảnh hưởng đến nhiệt độ. Như trẻ em thường có thân nhiệt cao hơn người lớn do tăng các hoạt động vật lý lẫn chuyển hóa.

Minh chứng rõ rệt: Trẻ sơ sinh, trẻ sinh non hay người già đều là những đối tượng có thân nhiệt không ổn định.

2. Chu kỳ kinh nguyệt hoặc thai kỳ

  • Trong chu kỳ kinh nguyệt, nhiệt độ cơ thể tăng và và giảm nhẹ do sự thay đổi của nồng độ hormone. Nhiệt độ của phụ nữ sau ngày rụng trứng có thể tăng từ 0,3 – 0,5 độ C.
  • Ở những tháng cuối của thai kỳ, nhiệt độ cơ thể bà bầu có thể tăng từ 0,5 đế 0,8 độ C. Tuy nhiên, vì thai nhi trong bụng rất nhạy cảm với nhiệt độ cơ thể người mẹ, nên trong những tháng cuối thai kỳ, các mẹ bầu nên để ý đến nhiệt độ của mình và tìm cách hạ nhiệt để tránh ảnh hưởng xấu đến thai nhi

3. Do sự chênh lệch giữa các vùng trên cơ thể

Người ta thường đo nhiệt độ cơ thể ở vùng nách. Nhiệt độ bình thường ở nách vào khoảng 34,7 đến 37,3 độ C. Vì vậy nếu bạn thấy nhiệt độ cơ thể khi đo bằng nhiệt kế chỉ có 35 độ C chẳng hạn thì hoàn toàn bình thường nhé.

Ngoài ra một số vùng khác sẽ có nhiệt độ cơ thể cao hơn:

  • Nhiệt độ bình thường đo tại hậu môn vào khoảng 36,6 °C – 38 °C.
  • Nhiệt độ bình thường đo ở tai vào khoảng 36,4 °C – 38 °C.

4. Do nhịp sinh học

Như bạn biết nhiệt độ cơ thể giảm dần vào buổi đêm khi đang ngủ và tăng nhẹ và buổi sáng.

Nhiệt độ cơ thể có thể đạt tối đa vào lúc chiều tối. Mức biến đổi nhiệt này chênh nhau khoảng 1 độ C là chuyện bình thường.

5. Do vận động

Vận động có thể làm cho nhiệt độ cơ thể tăng lên nhanh chóng. Vận động mạnh óc thể làm nhiệt độ trung tâm của cơ thể tăng lên đến 2 độ C hoặc hơn. Nhiệt có thể lên đến 41 độ C nếu vận động quá mức và kéo dài.

Tuy nhiên nhiệt độ tăng lên do vận cơ sẽ được cơ thể điều tiết bằng cách toát mồ hôi để giảm nhiệt.

6. Do bệnh lý

Bệnh lý khiến cho nhiệt độ cơ thể tăng lên bất thường.

Thân nhiệt có thể tưng khi gặp các bệnh lý nhiễm trùng, cường giáp, u tiến thượng thận…

Nhiệt giảm có the gặp trong bệnh tả thể giá lạnh hoặc suy giáp.  

7. Do sự thay đổi thời tiết

Nhiệt độ của cơ thể vào mùa hè và mùa đông cũng có sự khác nhau.

8. Do căng thẳng

Khi bạn bị căng thẳng hoặc stress, cơ thể bạn sẽ phản ứng và bị kích thích nội tiết tố và thần kinh, dẫn đến thay đổi nhiệt độ cơ thể từ 0.5 đến 1 độ C. Đối với bạn hay bị tình trạng căng thẳng mãn tính, bạn có thể bị sốt lên đến 39 độ C.

9. Do hút thuốc

Nhiệt độ cơ thể của bạn tăng lên khi bạn hút thuốc. Nguyên do là vì nhiệt độ ở đầu điếu thuốc là 95 độ C, khi hít khói nóng đó vào sẽ làm tăng nhiệt độ phổi của bạn. Khi phổi của bạn nóng, tim bạn sẽ phải hoạt động để làm mát hoặc loại bỏ nhiệt khỏi cơ thể bạn. Kết quả là, nó gây ra nhiệt độ cơ thể cao. Khi bạn ngừng hút thuốc, nhiệt độ cơ thể của bạn sẽ trở lại bình thường trong khoảng 20 phút.

Ngoài ra còn có nhiều yếu tố gây ảnh hưởng đến nhiệt độ cơ thể như thực phẩm, đồ uống có cồn.

VI. Sốc nhiệt là gì?

Sốc nhiệt hay còn gọi là say nắng là tình trạng tăng nhiệt độ cơ thể quá mức nhiệt độ cơ thể thông thường, nguyên nhân là do tiếp xúc ở nhiệt độ quá nóng hoặc thay đổi nhiệt độ môi trường (từ lạnh sang nóng) trong thời gian ngắn. Đây là dạng chấn thương nhiệt nghiêm trọng nhất, thể xảy ra nếu nhiệt độ cơ thể của bạn tăng hơn 40 độ C hoặc cao hơn. Tình trạng sốc nhiệt này xảy ra phổ biến nhất trong những tháng mùa hè.

Các triệu chứng của sốc nhiệt

  • Nhiệt độ cơ thể cao: nhiệt độ cơ thể từ 40 độ C trở lên khi đo ở trực tràng.
  • Trạng thái tinh thần hoặc hành động bất thường: như nhầm lẫn phương hướng, kích động, nói chậm, khó chịu, mê sảng, co giật và hôn mê.
  • Lượng mồ hồi tiết ra bất thường
  • Buồn nôn và ói mửa
  • Da ửng đỏ
  • Thở nhanh
  • Tim đập nhanh: mạch đập của bạn có thể tăng đáng kể vì sốc nhiệt sẽ khiến tim bạn hoạt động nhiều hơn để giúp làm mát cơ thể.
  • Đau đầu

Cần làm gì khi bị sốc nhiệt?

Nếu bạn nghi ngờ ai đó bị sốc nhiệt hay say nắng, bạn cần gọi 119 để đưa người đó đến bệnh viện ngay lập tức. Vì nếu không được điều trị kịp thời, sốc nhiệt có thể nhanh chóng ảnh hưởng đến não, tim, thận.

Trong khi chờ đợi các nhân viên y tế đến, bạn có thể sơ cứu người bị sốc nhiệt bằng những cách sau:

  • Di chuyển người bệnh đến một nơi thoáng mát, đặt người bệnh nằm xuống và nâng cao chân lên.
  • Dùng quạt thổi khí vào người và cho người bệnh uống nước, đồng thời dùng khăn mát lau những nơi như trán, cổ, gáy.
  • Hoặc cho chườm túi nước đá vào nách, háng, cổ và lưng của bệnh nhân. Bởi vì những khu vực này có nhiều mạch máu gần da, làm mát các mạch máu có thể giúp giảm nhiệt độ cơ thể

Cách phòng chống sốc nhiệt

  • Không mặc quá nhiều lớp quần áo hoặc quần áo quá dày khi thời tiết nóng. Vì quần áo có thể làm cản trở cơ thể bạn đổ mồ hôi và hạ nhiệt. Nên mặc quần áo nhẹ, sáng màu và rộng rãi khi có thể.
  • Hạn chế uống rượu bia quá nhiều. Uống quá nhiều rượu có thể ảnh hưởng đến khả năng điều chỉnh nhiệt độ của cơ thể.
  • Uống nhiều nước khi ra ngoài và khi tham gia vào các hoạt động đòi hỏi nhiều năng lượng. Nên uống thêm 2 – 4 ly nước mỗi giờ khi tiếp xúc với nhiệt độ cao
  • Sử dụng kem chống nắng, đội mũ và mang kính râm khi ở ngoài trời.
  • Nên ở trong nhà vào thời điểm nóng nhất trong ngày

Hãy chú ý đến nhiệt độ cơ thể của mình để theo dõi kỹ lưỡng tình trạng sức khỏe của mình cũng như các thành viên trong gia đình nhé. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích. Hãy theo dõi trang của chúng tôi để được cập nhật nhiều thông tin hữu ích nhé.