Ngành công nghệ dệt may đang ngày càng phát triển mạnh mẽ. Theo đó là sự phát triển của các loại vải may. Bạn có thể bắt gặp rất nhiều vật dụng được tạo từ các loại vải trong đời sống hằng ngày đấy! Trong các loại vải may, vải nỉ được coi là một trong những loại phải được sử dụng nhiều nhất và là loại chất liệu quan trọng trong ngành sản xuất hàng may mặc vào mùa đông.
Vậy vải nỉ là gì? Gồm những loại nào? Và vải nỉ có ứng dụng như thế nào trong đời sống? Hãy cùng BD Research tìm hiểu “tất tần tật’ về loại vải này nhé!
Nội dung
- 1 A. Vải nỉ là gì?
- 2 B. Phân loại vải nỉ
- 3 C. Ưu nhược điểm của vải nỉ
- 4 D. Ứng dụng của vải nỉ trong đời sống
- 4.1 1. May quần áo thời trang
- 4.2 2. Phụ kiện thời trang
- 4.3 3. Sản xuất gối, gấu bông, vật dụng trang trí
- 4.4 4. May nệm, drap
- 4.5 Vào mùa đông, những sản phẩm nệm, drap làm bằng vải nỉ được sử dụng khá phổ biến. Vải nỉ vừa mang đến công dụng mềm mại lại đa dạng về màu sắc cho những tấm thảm, nệm, drap đấy.
A. Vải nỉ là gì?
Vải nỉ (hay còn gọi là Polar Fleece) là loại vải có bề mặt được bao phủ bằng một lớp lông mỏng, ngắn khá mềm và mịn. Nó được hình thành qua từ các sợi vải, không qua dệt may mà được tạo thành từ cách ép các sợi mỏng thành một lớp mỏng.
Vải nỉ xuất hiện và được dùng một cách phổ biến vào năm 1990. Và cho đến tận nay, vải nỉ vẫn được sử dụng rộng rãi và ứng dụng rất nhiều trong các lĩnh vực đời sống như: quần áo, đồ handmade, thảm,… Một số loại vải nỉ có thể ứng dụng trong ngành công nghiệp và cấu tạo nên các vật liệu khác.
B. Phân loại vải nỉ
Vải nỉ là loại vải được kết hợp từ vải và len sợi. Chính vì vậy, Số lượng thành phần vải khác nhau sẽ tạo nên những loại vải nỉ khác nhau, tùy thuộc vào nhu cầu của người sử dụng.
Xét về độ cứng mềm thì vải nỉ được phân làm hai loại rõ rệt:
- Vải nỉ mềm: Có ưu điểm mềm mại, độ mịn vượt trội. Được ứng dụng chủ yếu trong ngành thiết kế thời trang, may mặc hoặc những lĩnh vực khác như nội thất, đồ handmade,..
- Vải nỉ cứng: Mang tính cứng hơn vải nỉ mềm, vì vậy, loại vải này được ứng dụng chủ yếu trong ngành sản xuất và sản phẩm công nghiệp.
Xét về mặt ứng dụng thì ở Việt Nam, vải nỉ gồm 2 loại vải chính:
- Vải hàn quốc: Là loại vải có đặc tính mềm, nhẹ nên được dùng phổ biến trong việc may áo khoác, mũ nón, thảm nhà hoặc gối ôm,..
- Vải nỉ thường: là loại vải khá mỏng và có đồ co dãn, đàn hồi tốt nhất. Ít xuất hiện hiện tượng đổ lông. Thường được ứng dụng làm các đồ handmade như may gối, móc chìa khóa hoặc các con thú nhồi bông đáng yêu,.. Vải nỉ thường là loại vải có mức giá khá thấp và có ưu điểm đa dạng về màu sắc.
C. Ưu nhược điểm của vải nỉ
Vải nỉ được là loại chất liệu phổ biến trong đời sống của con người. Vậy thì đâu là lý do mà loại vải này được ưa chuộng đến như vậy? Ngay dưới đây chính là những ưu điểm thần kì mà loại chất liệu này mang lại và đi kèm theo một số nhược điểm để bạn có thể hiểu thêm về loại vải nỉ này nhé!
1. Ưu điểm nổi trội
- Mềm mại và ấm áp: Được cấu tạo bởi thành phần chính là các sợi len nên vải có tính mềm mại và đem lại sự dễ chịu cho người sử dụng. Đặc biệt, khi sử dụng vải để may quần áo, vải sẽ giúp người mặc giữ ấm tốt nhất. Chính vì vậy, vải nỉ mềm được ưa chuộng vào mua đông nhất trong năm.
- Ít thấm nước: Đây là ưu điểm mà khá nhiều bà mẹ thích ở loại chất liệu này. Vải nỉ thấm nước ít và có khả năng làm khô nhanh hơn bạn tưởng đấy.
- Sử dụng được 2 mặt vải: Sản xuất trên dây chuyền ép sợi nên vải nỉ được sử dụng với cả hai mặt vải. Rất tiện lợi khi ứng dụng vào ngành thời trang, Khi quần áo hay thảm trải xuất hiện bẩn, bạn có thể sử dụng mặt còn lại. Ưu điểm này mang lại sự tiện lợi khi sử dụng và người dùng sẽ tốn ít thời gian, tiền bạc hơn trong vấn đề vệ sinh vải nỉ.
- Đa dạng màu sắc và kiểu dáng: Vải nỉ là loại vải có khả năng lên màu cực kì tốt và đa dạng. Bạn có thể tìm thấy bất cứ loại màu vải nào mà bạn thích trên thị trường. Cũng như các loại vải khác, bạn có thể dễ dàng tạo kiểu hay hình dáng cho vải như bạn mong muốn.
2. Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật trên, vải nỉ còn kèm theo một số nhược điểm. Bạn nên chú ý những nhược điểm này để thuận lợi hơn trong quá trình sử dụng nhé!
- Nhanh bẩn: Vải nỉ có tính hút bụi cao. Vì khi ép các sợi lại sẽ tạo ra những khoảng rỗng nhỏ và cứ như thế khi sử dụng, bụi bận sẽ lọt vào gây bẩn vải. Khi vải nỉ xuất hiện các vết bẩn thì bạn không thể lau mà phải mang đi giặt. Nhược điểm này gây khó khăn cho người sử dụng rất nhiều.
- Nóng và bí: Vải nỉ được mệnh danh là nữ hoàng chất liệu mùa đông. Chính vì vậy mà khi sử dụng vải vào những mùa nóng sẽ gây ra hiện tượng nóng và bí cho người sử dụng. Bạn nên chú ý khi chọn trang phục nhé!
D. Ứng dụng của vải nỉ trong đời sống
1. May quần áo thời trang
Trong lĩnh vực may mặc, vải nỉ được xem là loại chất liệu khá phổ biến, nhất là vào mùa đông. Với đặc tính mềm mượt, ấm áp, đa dạng màu sắc, vải nỉ luôn nhận được sự yêu thích trong lĩnh vực thời trang. Bạn có thể thấy các sản phẩm từ vải nỉ như: áo, quần, áo khoác,…
2. Phụ kiện thời trang
Dễ tạo kiểu và đa dạng màu sắc, vải nỉ cứng được sử dụng làm các phụ kiện thời trang độc đáo như: Móc khóa, ví, túi xách, bao điện thoại,…
3. Sản xuất gối, gấu bông, vật dụng trang trí
Những chú gấu nhỏ nhắn xinh xắn hay những chiếc gối êm ái, mềm mại đều có thể làm từ vải nỉ mềm, vải nỉ cứng. Và bạn có thể tha hồ sáng tạo ra những sản phẩm đáng yêu mà chi phí lại thấp từ vải nỉ đấy!
4. May nệm, drap
Vào mùa đông, những sản phẩm nệm, drap làm bằng vải nỉ được sử dụng khá phổ biến. Vải nỉ vừa mang đến công dụng mềm mại lại đa dạng về màu sắc cho những tấm thảm, nệm, drap đấy.
Vải nỉ là một loại chất liệu được sử dụng phổ biến trong đời sống con người. Bài viết trên BD Reaseach sẽ phần nào mang đến cho bạn những kiến thức về loại vải này cho bạn đấy! Nếu bạn thấy bài viết: Vải nỉ là gì? Có những loại nào và những ứng dụng của vải nỉ? hữu ích thì hãy chia sẻ cho gia đình và bạn bè của mình nhé!