Ngành công nghiệp thời trang hiện nay đang thịnh hành một xu hướng thời trang đó là fast fashion. Có rất nhiều tranh cái xung quang xu hướng thời trang này. Nó có thực sự tốt? Liệu có có ảnh hưởng đến thời trang truyền thốn? Hay các thương hiệu lớn liệu có đồng tình với fast fashion? Trong bài viết hôm nay, hãy cùng mình đi giải mã fast fashion là gì? Có gì đặc biệt ở xu hướng thời trang này mà giới trẻ lại yêu thích đến vậy nhé!

Fast fashion là gì?

Với sự trỗi dậy của các chuỗi thời trang nổi tiếng như Zara, Forever 21, H&M,… thì giới trẻ gần như diện các món đồ thời trang fast fashion vô cùng nhiều. Fast là gì? Fast trong tiếng anh có nghĩa là nhanh, mang hàm ý lướt qua, không để lại ấn tượng gì. Fashion là gì? Fashion là thời trang, là cách ăn mặc, trang phục, phụ kiện,… của con người.

Bởi vậy fast fashion được hiểu là thời trang nhanh, thời trang “mì ăn liền”. Ý chỉ những món đồ có thời gian sử dụng ngắn, thường chỉ vài tháng cho đến 1 năm, sau đó sẽ không sử dụng nữa do lỗi mốt, cũ kỹ, không hợp “trend”. Fast fashion nổi lên như một xu hướng và được nhiều người yêu thích vì tính nhanh, gọn và tiện lợi.

fast fashion là gì

Sự phát triển vũ bão của fast fashion

Trước khi nói về sự phát triển của thời trang nhanh thì cũng ta hãy quay ngược lại những năm 1800s. Lúc này các công cụ máy móc của con người chưa phát triển, để làm ra được một chiếc áo cần mất khá nhiều thời gian. Từ khâu chọn nguyên liệu, đan sợi, cắt vải, cho đến lên mẫu, đóng gói và phát hành, tất cả đều được làm thủ công và tỉ mỉ.

Tuy nhiên, con người có bộ óc siêu phàm, đã sáng chế ra những máy móc hiện đại giúp năng suất tăng mạnh. Bằng chứng cho thấy khi Cách Mạng Công Nghiệp lần thứ 2 diễn ra (1871 – 1914), sự bùng nổ của các mặt hàng nhu yêu phẩm và các sản phẩm quần áo, may mặc vô cùng phát triển.

fast fashion là gì

Cuộc sống con người ngày càng phát triển, nhu cầu chưng diện cũng lớn theo. Giữa thế kỷ 19, giới trẻ tuổi tạo ra những xu hướng thời trang mới. Lúc này không chỉ đơn giản là nhu cầu làm đẹp cơ bản mà mỗi bộ đồ còn là cách người ta thể hiện cá tính của bản thân. Các thương hiệu fast fashion nổi tiếng hàng loạt ra đời như H&M, Zara, Uniqlo,…

Dần dần đến những năm 90 và đầu thế kỉ 21, thời trang nhanh fast fashion bùng nổ và chạm đến đỉnh điểm của các nước phát triển, điển hình như Mỹ, Nhật Bản, các nước châu Âu,… Ai ai cũng muốn có một bộ trang phục thật đẹp, hợp mốt. Lúc này, mình có ví như rằng, các thương hiệu thời trang cao cấp tạo ra xu hướng nhưng những người tiêu thụ nhiều nhất lại là thời trang bình dân. Bởi chỉ mất một thời gian ngắn đến kinh ngạc để bạn có được một chiếc áo “hao hao” thương hiệu Gucci, Chanel,… mới ra mắt.

fast fashion là gì

>> Xem thêm: Quần Baggy là gì? TỔNG HỢP 30+ cách phối đồ với quần baggy cho từng dáng người

Tại sao fast fashion lại được ưa chuộng đến vậy?

Những xu hướng thời trang mới lên ngôi, những bộ trang phục thuộc “TOP Trending” ra đời, ai ai cũng săn lùng để có cho mình một thứ gì đó mới nhất. Đôi khi là vì sự đam mê, yêu thích thời trang, đôi khi chỉ vì để chứng tỏ sự nhạy bén của mình. Câu hỏi đặt ra ở đây là tại sao fast fashion lại được ưa chuộng đến vậy? Để trả lời cho câu hỏi này, hãy cùng mình đi tìm hiểu những lý do dưới đây.

“Hàng hiệu” giá rẻ

Như mình đã nói, các ông lớn là người tạo ra xu hướng, nhưng giá thành của những trang phục đó lại không phục vụ cho tất cả mọi người. Thử hỏi một chiếc túi xách thuộc hàng “rẻ” so với hàng hiệu đã tương đương với giá một chiếc xe máy. Hay thậm chí một chiếc đầm dạ hội của Valentino có giá 1.8 tỉ đồng, ngang ngửa một căn chung cư ở Việt Nam. Vậy thì có bao nhiêu người có thể mua khi dân số của thế giới là hàng tỷ người.

fast fashion là gì

Bởi vậy, thời trang nhanh với tiêu chí “ngon – bổ – rẻ” ra đời. Các nhà mốt chỉ việc cho ra những tác phẩm trên sàn diễn. Nhiệm vụ của các thương hiệu bình dân là nắm bắt các xu hướng, mẫu mã và tạo ra những sản phẩm hao hao hoặc dựa trên những xu hướng đó. Nhưng với giá thành rẻ hơn và tốc độ “thần tốc”.

Với các xưởng thời trang lớn, lượng nhân công khổng lồ đến từ các nước kém phát triển, đang phát triển như Việt Nam, Bangladesh,… hay những nước đông dân, có chi phí nhân công rẻ như Trung Quốc, Ấn Độ. Không khó để hiểu tại sao giá thành của các hãng thời trang bình dân lại rẻ đến vậy mà chất lượng vẫn đảm bảo ở mức ổn. Bởi sản xuất càng nhiều thì chi phí càng thấp”. Đây là bài toàn kinh tế được các hãng áp dụng triệt để.

fast fashion là gì

Mẫu mã đa dạng, thay đổi liên tục theo xu hướng

Chỉ mất khoảng 3 tuần để một thương hiệu thời trang nhanh cho ra một sản phẩm. Hay thậm chí những mẫu item hot hit của các nhà mốt lừng danh cũng được sao chép nhanh chóng chỉ sau 1 tuần ra mắt. Ngoài ra, nắm bắt các xu hướng thời trang mới, các thương hiệu này cũng cho ra mắt những sản phẩm đẹp, rẻ nhanh chóng. Vì là hàng bình dân nên chắc chắn sự cầu kỳ trong thiết kế không bằng thời trang cao cấp, nên việc Zara, H&M,… liên tục ra mắt những mẫu mã mới lại là điều dễ hiểu.

fast fashion là gì

Bên cạnh đó, với đội ngũ nhà thiết kế lớn nên chẳng khó khăn để các thương hiệu này cho ra những sản phẩm mới lạ. Theo thống kê, mỗi năm Zara cho ra đời đến 11.000 sản phẩm, nhưng vòng quay tồn kho lại chỉ có 6 ngày. Đúng với tiêu chí của thời trang nhanh. Chính vì vậy mà Zara có thể trở thành một ông lớn trong ngành công nghiệp thời trang nhanh.

Các celeb lăng xê nhiệt tình

Một món đồ rẻ, đẹp, chất lượng ổn thì ai mà không thích đúng không? Các ngôi sao nổi tiếng cũng không nằm ngoài sự thu hút của fast fashion. Bằng chứng là những celeb nổi tiếng như Taylor Swift, Selena Gomez,… Không khó để gặp Taylor Swift diện những mẫu váy xòe vài trăm ngàn cho đến một, hai triệu đồng nhưng vẫn tạo nên sự thu hút đặc biệt.

fast fashion là gì

Và chỉ trong nháy mắt từ khi các ngôi sao này diện đồ, một vài trang web đã thông báo “cháy hàng”. Cho thấy sức ảnh hướng của khủng khiếp của các celeb. Và đương nhiên, những người mua nhiều nhất chính là các fan hâm mộ của các ngôi sao này. Bởi vậy, một trong những lý do khiến thời trang nhanh phổ biến của hơn chính là sự lăng xê nhiệt tình của các sao nổi tiếng.

Các nhà mốt tiếng tăm kết hợp với hãng bình dân

Tưởng chừng như thời trang nhanh fast fashion và thời trang cao cấp là không đội trời chung, nhưng khi hai ý tưởng lớn gặp nhau, không gì là không thể. Điển hình như sự kết hợp “hot hòn họt” của H&M và Balmain năm 2015. Khi bộ sưu tập ra mắt, các tín đồ thời trang đã vô cùng sốt ruột để có được trong tay một món đồ. Mức giá cho sự kết hợp này chắc chắn cao hơn mức bình dân thông thường nhưng lại không quá cao chót vót như hàng cao cấp mà chất lượng vẫn đảm bảo, danh tiếng vẫn có.

fast fashion là gì

Hay như năm 2018 vừa rồi H&M bắt tay với Moschino cho ra mắt bộ sưu tập đậm chất của Moschino nhưng giá thành lại là của H&M. Còn năm 2019, mới đây H&M đã xác định sẽ ra mắt các sản phẩm kết hợp với Mantsho – một thương hiệu có tiếng ở Châu Phi.

Những hệ lụy kéo theo

Cái gì cũng có hai mặt của nó, nếu như fast fashion có nhiều lợi ích như vậy thì tại sao vẫn có những người lựa chọn thời trang cao cấp hay thời trang bền bỉ. Đương nhiên với sư phát triển vũ bão của thời trang nhanh thì cũng có nhiều hệ lụy kéo theo cả về vấn đề xã hội, môi trường.

>> Xem thêm: Blazer là gì? 20 cách phối đồ với Balzer nam nữ mới nhất Thu Đông 2019

Ô nhiễm môi trường

Bạn có bao giờ thắc mắc để làm ra được một chiếc áo người ta phải trải qua những công đoạn gì và những công đoạn ấy có ảnh hưởng đến môi trường hay không? Năm 2015, EcoWatch đã thống kê rằng ngành công nghiệp ô nhiễm thứ 2 thế giới là thời trang. 25% lượng chất thải hóa học được thải ra bởi ngành dệt may. 10% lượng CO2 được thải ra bởi ngành dệt may. Hay như mất đến 2700l nước để làm ra một chiếc áo phông, 700l nước để có được một chiếc quần jeans. Dĩ nhiên khi sản xuất nhiều thì sẽ tốn ít hơn nhưng không thể phủ nhận mức độ tốn kém về môi trường mà ngành công nghiệp dệt may đã sử dụng.

fast fashion là gì

Với số lượng khổng lồ các cửa hàng như Zara với 2213 store, H&M sỡ hữu 3450 store, Uniqlo với 1400 cửa hàng. Lượng sản phẩm đáp ứng các cửa hàng cũng như nhu cầu của khách hàng là rất lớn. Các thương hiệu trên cũng phải có những công xưởng khổng lồ để kịp sản xuất ra số lượng lớn như vậy. Thử hỏi với hơn 11000 sản phẩm mỗi năm thì các nhà máy của Zara đã thải ra bao nhiêu chất thải độc hại ra môi trường. Đây là một vấn để nhức nhối nhưng cũng khó để giải quyết trong tích tắc.

Bóc lột sức lao động

Fast fashion đi đôi với rẻ, mà muốn giá thành rẻ thì chi phí cho một sản phẩm phải được tối ưu hóa. Cách nhanh nhất là hãy đi thuê nhân công tại các nước đang phát triển hoặc kém phát triển. Tại đây chỉ cần bỏ 2 đồng cho một chiếc áo thay vì sản xuất tại nước mẹ để với giá 5 đồng. Vậy chẳng phải đây là điều ai cũng mong muốn sao?

fast fashion là gì

Nhưng có một vấn đề đó là lượng công việc quá nhiều nhưng mức lương lại không tương xứng, thậm chí có thể dùng từ “bóc lột” với một số trường hợp. Lý giải cho điều này là khi thuê nhà máy, nhân công tại các nước kém phát triển, mức giá chi trả ở đây dựa trên thu nhập trung bình của nước đây chứ không phải là mức đáng nhẽ ra phải trả.

H&M đã từng bị lên án về độ tuổi lao động tại các nhà máy của họ. Tại Myanmar, một đứa trẻ 14 tuổi có thể phải làm việc tới 12 tiếng mỗi ngày. Con số này thậm chí còn khá nhiều so với một người trưởng thành. “Họ thuê bất kỳ ai muốn làm việc” là lời chia sẻ của một cô bé muốn làm việc để kiếm tiền. Ngoài ra, tại Philippines cũng xảy ra tình trạng tương tự.

Thời trang nhanh fast fashion – nên hay không?

Với những điều mình đã nói ở trên, theo bạn chúng ta có nên tiếp tục phát triển thời trang nhanh fast fashion không? Đối với mình là có, nhưng nên ở mức vừa phải, và mỗi người nên xem xét lại những món đồ mình cần, chứ không phải món đồ mình thích.

fast fashion là gì

Ai ai cũng muốn mặc đẹp, không ai muốn mình xấu xí trong mắt mọi người hết. Nhưng không phải cứ chạy theo xu hướng, cứ mua những món đồ “hot trend” mới nhất thì bạn có thể đẹp hơn. Thay vào đó, hãy tập trung và những món đồ cơ bản, có thể sử dụng lâu dài và phối đồ đa dạng hơn. Chỉ cần khéo léo một chút là bạn đã có một set đồ mới mẻ rồi.

Bởi vậy, mỗi người cần ý thức hơn trong việc tiêu dùng quần áo. Hãy mua một món đồ sử dụng lâu dài hơn là một món đồ có tính “thời vụ”. Những xu hướng thời trang mới sẽ luôn đến và đi trước khi ta kịp nhận ra môi trường đã bị ảnh hưởng đến thế nào.

Thời trang nhanh Fast fashion là một trong những ngành công nghiệp có doanh thu lớn lên đến hàng tỷ đô la Mỹ. Nhưng những hệ lụy mà nó kéo theo cũng phần nào khiến chúng ta cần suy nghĩ lại về cách tiêu dùng thời trang. Hãy là một người tiêu dùng thông thái, mua thứ mình cần chứ không mua thứ mình thích.

>> Xem thêm: Outfit là gì? 17 cách phối Outfit đẹp và cực “chất” cho nam nữ