Sơn tĩnh điện là một công nghệ tiên tiến được ứng dụng rất nhiều trong nội thất hiện nay giúp tăng độ bền và độ an toàn với con người. Vậy sơn tĩnh điện là gì? Loại công nghệ này có đặc điểm gì mà được sử dụng nhiều đến vậy? Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết này nhé!

Công nghệ sơn tĩnh điện là gì?

Sơn tĩnh điện là một công nghệ sơn đặc biệt được sử dụng chủ yếu trong nội thất, thường dùng để sơn kim loại như sắt, đồng,… Ngành công nghệ này hiện đang có xu hướng phát triển rất mạnh mẽ nhờ vào tính ứng dụng cao, chi phí giảm và bền hơn sơn nước bình thường.

Vậy sơn là gì?

Sơn là tên gọi chung của những chất lỏng, chất liệu mastic có khả năng bao phủ bề mặt của một vật liệu bất kỳ một cách dễ dàng và sau khi khô để lại một lớp màng cứng và chắc chắn, có khả năng chống ẩm, chống bẩn hay công dụng trang trí tùy thuộc vào mỗi loại sơn.

Sơn tĩnh điện sử dụng loại sơn gì?

Loại sơn tĩnh điện được sử dụng có tên gọi là bột sơn tĩnh điện. Đây là một hỗn hợp gồm 3 thành phần chính là nhựa, bột màu và phụ gia. Tùy vào nhu cầu mà bạn có thể lựa chọn màu sơn yêu thích vì bảng màu sơn tĩnh điện khá đa dạng từ hồng, xanh dương, xanh lá cho đến vàng, đỏ,… Hiện nay có 4 loại sơn tĩnh điện phổ biến là sơn bóng, mờ, cát, nhăn và được chia theo điều kiện sử dụng: trong nhà và ngoài trời.

sơn tĩnh điện là gì

Đặc tính nổi bật của sơn tĩnh điện là có khả năng chịu nhiệt cao, cả nóng và lạnh. Bên cạnh đó loại công nghệ này cũng khá dễ sử dụng mà không cần lo các lớp sơn không đều nhau.

Sơn tĩnh điện có bền không?

Loại sơn tĩnh điện này được đánh giá là bền và có khả năng bám tốt. Bởi cơ chế hoạt động của loại sơn này là sử dụng điện tích âm của bột sơn tĩnh điện để hút với điện tích dương của kim loại khi được đặt dưới mặt đất. Với cơ chế này thì từng hạt bột sơn tĩnh điện sẽ bám rất chắc vào nhau tạo thành một liên kết lớn bền vững.

Có thể thấy độ bền của loại sơn này qua các đồ vật xây dựng được sơn tĩnh điện như tôn sơn tĩnh điện, thép sơn tĩnh điện,…
Trung bình tuổi thọ của lớp sơn tĩnh điện rơi vào 4-5 năm.

Phân loại sơn tĩnh điện

Hiện nay có hai loại sơn tĩnh điện đó là sơn khô và sơn ướt. Mỗi loại đều có những ưu nhược điểm riêng. Tùy vào nhu cầu và các loại chất liệu, đồ vật mà bạn muốn sơn mà có thể lựa chọn sao cho phù hợp.

Công nghệ sơn tĩnh điện khô

Có thể nói đây là công nghệ sơn tĩnh điện phổ biến hơn cả bởi giá thành rẻ và dễ dàng sử dụng. Khi sơn, bạn sử dụng một chiếc máy sơn tĩnh điện mini hoặc loại to tùy vào kích cỡ đồ vật bạn muốn sơn. Bên trong máy sẽ được trộn một lớp sơn với khí. Khi máy hoạt động các hạt bột sơn sẽ phun ra ngoài với điện tích âm (-) và hút với điện tích dương của đồ vật (+). Tuy nhiên với điều kiện bạn phải cho vật kim loại tiếp xúc với mặt đất.

Chất liệu sử dụng: các đồ vật bằng kim loại như thép, inox,…

Ưu điểm: không sử dụng dung môi gây hại đến môi trường. Độ bền cao, giá thành rẻ, dễ dàng sử dụng. Ít bị sơn thừa bắn ra ngoài khi sử dụng.

Nhược điểm: Chỉ sử dụng cho đồ vật bằng kim loại, không dùng được cho gỗ, nhựa,…

sơn tĩnh điện là gì

Công nghệ sơn tĩnh điện ướt

Công nghệ phun sơn tĩnh điện ướt được sử dụng với đa dạng chất liệu hơn. Khi dùng sơn tĩnh điện ướt bạn cũng sử dụng một chiếc súng sơn cầm tay, tuy nhiên thay vào đó là sử dụng sơn ướt chứ không dùng sơn khô.

Chất liệu sử dụng: nhựa, gỗ, inox, thép,…

Ưu điểm: sử dụng đa dạng chất liệu.

Khuyết điểm: chi phí đắt hơn sơn tĩnh điện khô, khi sơn thừa trong quá trình sử dụng thì không thể thu hồi và sử dụng lại.

Công nghệ sơn tĩnh điện có tác dụng gì?

Hiện nay hầu hết các nhà khoa học đều công nhận sự vượt trội của công nghệ này và có thể nói là rất hiếm để tìm ra được một công nghệ nào được toàn diện như vậy. Nhờ có công nghệ này mà việc sơn các đồ vật nội thất đã không còn khó khăn cũng như chi phí cao.

Các đồ vật được sơn một lớp sơn tĩnh điện sẽ có độ bền cao hơn do được ngăn cách bởi một lớp sơn vừa phải, giảm tác động của môi trường bên ngoài, giảm khả năng hao mòn, xuống cấp. Thực tế cho thấy khi sử dụng sơn tĩnh điện kim loại không còn bị rỉ, bị oxi hóa khi tiếp xúc với không khí nếu vẫn còn được lớp sơn bảo vệ. Đây cũng là một trong những lý do khiến công nghệ sơn tĩnh điện trở nên phổ biến hơn rất nhiều.

sơn tĩnh điện là gì

Cùng với đó, thời gian khô của công nghệ sơn này cũng rất nhanh, chỉ vào khoảng 10-15 phút, nhanh hơn hẳn sơn nước thông thường. Thành phẩm tạo ra có độ mịn, bóng và trơn rất đẹp, hơn nữa còn có khả năng cách điện tương đối.

Quy trình sơn tĩnh điện có gì đặc biệt?

Quy trình sơn tĩnh điện là một hệ thống khép kín từ bước đầu cho đến bước cuối. Muốn có một thành phẩm đẹp và bền thì bạn cần tìm hiểu kỹ về quy trình sơn tĩnh điện để tránh xảy ra sai sót. Dưới đây là 4 bước mà bạn có thể tham khảo khi sơn tĩnh điện tại nhà.

Bước 1: Xử lý bề mặt của sản phẩm

Để lớp sơn tĩnh điện có thể bám một cách tốt nhất thì bạn cần xử lý bề mặt bên ngoài sản phẩm, nhất là đồ vật kim loại vì chúng có thể tích điện với các vụn kim loại khác, khiến cho bề mặt thành phẩm bị sần sùi và mất tính thẩm mỹ. Bên cạnh đó, các lớp dung dịch hỗn tạp sẽ khiến cho khả năng tích điện giữa sản phẩm với các bột sơn giảm đi, độ bền từ đó cũng không được cao.

Khi xử lý sản phẩm, bạn nên ưu tiên sử dụng các chậu, bể nước, bể axit tẩy rỉ sét, bể tráng dầu, mỡ,… Nếu bạn có một hệ thống sơn tĩnh điện khép kín thì công đoạn này sẽ được thực hiện tốt hơn. Tuy nhiên, nếu bạn làm tại nhà thì vẫn có thể làm sạch bề mặt nhưng sẽ mất nhiều thời gian hơn.

sơn tĩnh điện là gì

>> Xem thêm: Feather là gì? Chất liệu lông vũ có đặc điểm, ứng dụng, cách giặt như thế nào?

Bước 2: Làm khô sản phẩm

Chắc chắn rồi, để lớp sơn được bám với trực tiếp với bề mặt sản phẩm thì bạn cần làm khô bề mặt cần sơn. Có thể sử dụng máy sấy hoặc để sản phẩm nơi khô thoáng. Tuy nhiên cần lưu ý không nên để sản phẩm ngoài trời để làm khô vì khả năng dính bụi bẩn sẽ cao hơn.

Bước 3: Phun sơn tĩnh điện

Sau khi đảm bảo bề mặt cần sơn được khô ráo và sạch sẽ, công đoạn tiếp theo là phun sơn trực tiếp vào sản phẩm. Bạn cần chuẩn bị một chiếc súng phun sơn tĩnh điện mini nếu làm thực hành tại nhà. Loại súng này khá nhỏ và vừa tay cầm, dễ sử dụng.

Súng phun sơn tĩnh điện phải bao gồm súng phun buồng đơn và buồng đôi hoặc đối xứng. Bạn chỉ cần đổ đầy sơn vào phần đựng sơn, sau đó nhẹ nhàng phun lên trên bề mặt sản phẩm. Để có thành phẩm đẹp nhất bạn nên thực hiện thao tác này chậm rãi và đều tay.

Bước 4: Làm khô mặt sơn

Khi đã hoàn thành công đoạn phun sơn, bạn cần làm khô bề mặt sơn trước khi đưa vào sử dụng. Công đoạn này không quá khó nhưng vẫn cần thiết vì giúp lớp sơn bám chắc, đều và mịn. Nếu có điều kiện thì nên ưu tiên sấy trong phòng sấy khô riêng biệt.

Cách thu hồi sơn thừa sau khi phun

Đối với loại sơn tĩnh điện khô thì bạn có thể thu hồi lại các bột sơn thừa sau khi sơn. Phần trăm thu hồi của loại sơn này lên đến 95% nên tiết kiệm được rất nhiều chi phí. Bạn nên sử dụng Cyclone hoặc Filter khi thu hồi sơn.

Giá thành sơn tĩnh điện

Nếu bạn quan tâm đến công nghệ này thì có thể tìm hiểu các báo giá sơn tĩnh điện trên mạng Internet. Có khá nhiều mức giá khác nhau nhưng nhìn chung đều nằm trong khoảng từ 120k – 350k. Bạn nên tham khảo kỹ để lựa chọn các loại sơn phù hợp với chất liệu sản phẩm cần sơn.

Sơn tĩnh điện là một công nghệ tiên tiến hiện nay và được sử dụng nhiều trong ngành nội thất. Tuy có những nhược điểm nhỏ nhưng không thể phủ nhận những ưu điểm vượt trội của loại sơn này. Mong rằng bài viết trên đây sẽ giúp bạn có những thông tin hữu ích về công nghệ này.

>> Xem thêm: Tia Laser là gì? Tác dụng và tác hại của tia Laser trong đời sống